Cần tiếp thêm sinh khí cho doanh nghiệp Bình Phước
Tiếp thêm “sinh khí” cho doanh nghiệp
Bình Phước: Chính quyền cần chú ý đến
lợi ích của DN và cộng đồng xã hội
Doanh nghiệp
(DN) là xương sống của nền kinh tế và tạo ra sự ổn
định xã hội. DN không phát triển được thì không có
nguồn thu ngân sách, không tạo được công ăn việc làm
và thu nhập cho xã hội. TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc
NHNN Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, đã chia
sẻ tại một buổi đối thoại gần đây giữa cộng đồng
DN địa phương với đại diện chính quyền, các ban, ngành
tỉnh Bình Phước.
Hoa Minh
Cây
cao su, điều, hoạt động xây dựng CSHT… là những lợi
thế cạnh tranh của Bình Phước từ những năm cuối thập
niên 90 của thế kỷ trước, đến những năm đầu thập
niên này. Đặc biệt, ngành chế biến điều Việt
Nam – mà Bình Phước chiếm 45% tổng diện tích trồng cả
nước, từ niên vụ 2009 - 2010 đã gia nhập vào CLB tỷ đô,
thuộc hàng “TOP” của xuất khẩu VN.
DN bức xúc
vì cơ quan chức năng
Cùng
với khó khăn chung của nền kinh tế, nhiều địa phương
cũng gặp không ít khó khăn: nhiều DN phá sản, nợ đọng
thuế, tạm ngừng kinh doanh, thậm chí có DN đã rút lui khỏi
địa bàn kinh doanh,…
Bình
Phước là địa phương bước qua khủng hoảng càng khó
khăn hơn, do là tỉnh mới tách ra, nhất là khó khăn lại
đến từ sự bất cập trong cơ chế, chính sách của địa
phương. Ông Hoàng Mạnh Bình, Chủ tịch Hiệp hội
DNNVV Bình Phước, đã cho biết: Trong những năm gần đây,
bầu không khí ngột ngạt hơn trước kia rất nhiều. Trong
đó, việc thực hiện thanh tra kiểm tra liên tục của các
cơ quan chức năng đã gây đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. “Các cơ quan chức
năng đã gây nhiều thiệt hại, phiền nhiễu cho DN trong
vấn đề thanh tra và kiểm tra DN. Việc thanh tra kiểm tra
diễn ra hết sức chồng chéo, kéo dài quá thời hạn so
với luật định và có rất nhiều sai phạm”. Ông nói.
Về trường hợp của Công ty CP Phú Vinh, một trong 2 DN chăn
nuôi lớn nhất Bình Phước, thì trong liên tục 12 tháng
qua, Công ty Phú Vinh đã phải tiếp 11 lần thanh tra kiểm
tra của các cơ quan quản lý. Bà Vương Thị Lân, Giám đốc
Công ty Phú Vinh, bức xúc: Công an môi trường tỉnh này
bỗng dưng ập đến quay phim, chụp hình mà không hề thông
báo cho DN khiến người xung quanh và khách hàng e ngại, gây
ảnh hưởng uy tín của DN chúng tôi.
Vấn đề thu hồi nợ thuế diễn ra quyết liệt
cũng đã khiến nhiều DN lao đao, vì cơ quan thuế địa phương
công bố danh sách trên đài truyền thanh, phong tỏa tài khoản
DN tại ngân hàng,... khiến uy tín của những DN này bị
ảnh hưởng. Mặc dù phía Cục Thuế tỉnh cho rằng, cơ
quan thuế phân kì cho DN nộp thuế và làm cam kết với Cục
Thuế. Theo đó, tất cả các DN nợ thuế đều được thông
báo và cho phép nộp chậm, sau 30 ngày, 60 ngày và sau 90 ngày,
và cơ quan thuế chỉ ra quyết định cưỡng chế những
DN này vẫn không chịu nộp thuế; nhưng nhiều DN cho rằng,
cần phân biệt các đối tượng nợ thuế, đối tượng
nào cần phải xử lý, đối tượng nào cần phải tạo
cho họ lộ trình để họ nộp thuế tạo điều kiện cho
họ làm ăn. Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Giám đốc Công ty chế
biến mủ cao su Giang Sơn cho biết, công ty ông gặp phải
trường hợp cơ quan quản lý áp mức nước dùng trong xử
lý sản phẩm cao hơn thực tế nhà máy sử dụng. Theo quy
định của ngành tài nguyên và môi trường, để sản xuất
được 1 tấn mủ thành phẩm tốn 20 m3
nước. Tuy nhiên, Cty Giang Sơn đề suất chỉ 3-4m3/tấn
mủ, công nghệ của mỗi DN khác nhau nên mức tiêu thụ
nước cũng sẽ khác nhau song đã không được Sở TN&MT
chấp thuận.
“Vương quốc cây điều” đã góp phần đưa ngành điều VN vào hàng “Top” xuất khẩu cả nước. Nay còn đâu?
Cần tiếp thêm sinh khí cho DN!
Theo
ông Cao Sỹ Kiêm, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
Bình Phước là tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN. Ông nói:
“Đảng, Nhà nước phải làm cho DN có sinh khí, cần tiếp
thêm sinh khí cho DN để họ có động lực vượt qua khó
khăn và đóng góp vào nền kinh tế. DN đang gặp khó khăn
cần phải có bàn tay của Nhà nước hỗ trợ. Cái khó của
DN chưa được giải quyết thấu đáo, hợp tình, hợp lý
là do các ngành, các cấp và DN chưa thông tin với nhau
một cách đầy đủ, chưa gặp nhau, đối thoại với nhau
trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn”.
Chủ
tịch Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Bình Phước, ThS.
Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng: Để giải quyết khó khăn cho DN, rất cần nỗ lực
từ 2 phía. Các DN mới chỉ đặt ra các vấn đề đối
với nhà quản lý, nhưng lại chưa đặt ra vấn đề mình
phải làm gì để tháo gỡ khó khăn trong tình hình hiện
nay. Theo bà, việc tháo gỡ khó khăn cho DN cần được thực
hiện đồng bộ. Bà Hương đề nghị: Cần tăng cường
công tác kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện. Khi làm
phải sáng tạo sao cho phù hợp, nếu vướng ở khâu nào
thì tập trung vào tháo gỡ khâu đó. Nên khuyến khích các DN dùng sản phẩm của nhau
để cùng hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn. Riêng về thủ
tục hành chính, bà Hương cho rằng, cần nâng cao trách nhiệm
của cán bộ, công chức, viên chức, và cần xử lý nghiêm
minh nếu công chức có hành vi nhũng nhiễu DN.
Ông
Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc VCCI tại Tp.HCM, nhận định:
Các vướng mắc cơ bản của DN đa phần là thủ tục hành
chính, cần được các cấp chính quyền quan tâm, giải quyết
minh bạch. Theo ông Liêm, “Các chính sách ban hành khi áp
dụng vào thực tế cần phải có lộ trình, xem xét tính
hợp lý và điều chỉnh theo điều kiện cụ thể chứ không
thể máy móc. Những quy định không phù hợp cần phải
có kiến nghị để sửa đổi. Chính quyền cần phải chú
ý đến lợi ích của DN và cộng đồng xã hội!”
Nhận xét
Đăng nhận xét