Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2007

Phóng sự: Cho những ước mơ được chắp cánh - 2007

Hình ảnh
Cho những ước mơ được chắp cánh Trẻ lang thang tự kiếm sống ở Sài Gòn                                                                                                                                         Sài Gòn đã lên đèn. Đó là lúc mọi người, sau một ngày làm việc mệt nhọc, trở về sum họp gia đình bên mâm cơm cùng với những tiếng cười đùa. Trẻ con giờ này có đứa đang chuẩn bị bài vở cho ngày học hôm sau, đứa khác thì vui vầy, tíu tít bên cha mẹ sau một ngày học tập. Vậy mà, cũng đêm Sài Gòn rực rỡ ánh đèn màu, cái Tết đang rất cận kề, còn có biết bao mảnh đời bé bỏng, đang lang thang khắp các nẻo đường, quán ăn, bến xe, thậm chí ở những thùng…rác công cộng, để nài nỉ mọi người vài tấm vé số, mua giúp tờ báo, đánh bóng một đôi giày và…bươi móc tìm ít mảnh ve chai để chắt chiu kiếm sống qua ngày.                                                                                                                  TRẦN XUÂN Tuổi thơ nào không nhiều ước mơ, lắm hoài bão:

Xuân Mậu Tý 2007 - Món ngon "Tý rôty"

Hình ảnh
            Kẻ thù của nhà nông và món ngon “Tý rôti” Ở miền Tây, gần như chợ đồng hay chợ phố nào gần vùng đồng ruộng cũng có bày bán “kẻ thù của nhà nông” – đó là thịt chuột, nhất là vào mùa nước nổi hay mùa thu hoạch lúa, như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, vùng bán đảo Cà Mau,…Chuột không chỉ hiện diện “xôm tụ” dưới ruộng, những cậu Tý khó ưa này còn làm mưa làm gió trên tận khoảng không...có đất. Chuột dừa vùng Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…đúng là nổi như cồn!                                                                                                           Xuân Phương Dân miền Tây mà nghe nói đến chuột thì ghét lắm, bởi chúng phá hoại hoa màu, mùa màng. Ruộng nào mà có chuột coi như lúa gãy rụng đầy đồng, vườn dừa nào có tý thì cả vườn bội thu…dừa chuột khoét. Có dạo người ta treo giá mỗi cái đuôi chuột 400 – 500 đồng. Vậy là phong trào săn chuột bỗng chốc nở như hoa. Ấy thế mà thịt chuột thì gần như không…chê vào đâu được. Và vì vậy, dân s

Xuân Đinh Hợi 2006, viết về cây sâm Ngọc Linh - PGS.TSKH Nguyễn Thới Nhâm

Hình ảnh
Một đời người một loài cây PGS.TSKH Nguyễn Thới Nhâm và cây sâm Ngọc Linh                                                                        Có một loài cây cực kỳ quý hiếm, mà sự tồn tại và phát triển của nó, luôn gắn chặt với tên tuổi một con người. Và cũng có một người mà cuộc đời và sự nghiệp luôn gắn chặt với một loài cây, đến độ, ăn cũng nó, uống cũng nó, thao thức về nó, yêu và trăn trở với nó, và gần như dành trọn sự nghiệp khoa học cho nó. Đó là cây sâm Ngọc Linh (sâm K5) Việt Nam và PGS. TSKH Nguyễn Thới Nhâm, người khai sinh ra tên tuổi của loài sâm cực hiếm này, và đem nó vượt khỏi không gian quốc gia đến với bạn bè quốc tế với cái tên rất Việt Nam: Panax vietnamensis Ha et Grushv. – Araliaceae.                                                                                               Xuân Thái Không khó lắm để tôi có thể tìm được nhà riêng của nhà khoa học lão thành 75 tuổi, PGS.TSKH Nguyễn Thới Nhâm, giám đốc Công ty Chế biến thực phẩm NCT