Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

Ông David Dương và đầu tư rác ở Việt Nam

Hình ảnh
Ông David Dương và đầu tư rác ở Việt Nam  Công ty rác California Waste Solutions (CWS) do một người Việt làm chủ đã hoạt động ở California trong hơn hai thập niên, hiện có hợp đồng thu gom rác cho hai thành phố Oakland và San Jose ở miền bắc California. Năm 2005, ông David Dương là tổng giám đốc của CWS quyết định đem công nghệ rác từ Hoa Kỳ về Việt Nam và đã mở ra công ty con là Vietnam Waste Solutions (VWS) với dự án khu liên hợp xử lý chất thải tại Đa Phước thuộc Tp Hồ Chí Minh. Trong thời gian đầu các cơ quan truyền thông trong nước hết lời ca ngợi VWS là một đóng góp của Việt kiều từ Mỹ trong việc đầu tư giúp đất nước phát triển. Nhưng hơn một năm qua báo chí trong nước lại nhắc VWS đến với nhiều thông tin rất tiêu cực. Mới đây ông David Dương đã dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để biết rõ hơn về những đầu tư và khó khăn của VWS tại Việt Nam. Bùi Văn Phú: Cách đây hai tuần, trong một buổi họp giữa tân Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh là ông Đinh La Thăng

Lời tự thuật của Thi sĩ HỮU LOAN, tác giả "MÀU TÍM HOA SIM"

Hình ảnh
lỜI TỰ THUẬT CỦA THI SĨ HỮU LOAN, TÁC GIẢ "MÀU TÍM HOA SIM" Hữu Loan Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan. Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của

Tản văn Xuân Đinh Dậu 2017 - Có một Sài Gòn không ngừng ca hát

Hình ảnh
Có một Sài Gòn không ngừng ca hát Sài Gòn thiệt lạ! Cũng là những con người – có thể người Sài Gòn, có thể không – đã và vẫn đang nhả thơ, buông nhạc, cất tiếng hát một cách âm thầm, lặng lẽ giữa chốn nhộn nhịp, phồn hoa để góp phần tạo nên một Sài Gòn trẻ trung nhưng rất mực đáng yêu. Gần gũi và nâng niu đón nhận mọi người, dù họ đến từ bất cứ nơi đâu… Hoài Niệm Tiết xuân về. Trời càng về khuya, Sài Gòn càng thanh vắng. Văng vẳng đâu đó vẫn là những tiếng đàn, giọng hát mà ai một lần nghe qua, có thể nhận biết ngay, đó là Sài Gòn: những bản tình ca, những điệu nhạc boléro trữ tình, hay đôi ba làn điệu dân ca Nam bộ, vài câu ca vọng cổ… Sài Gòn luôn song song hai bức tranh trái ngược nhau nhưng bổ sung cho nhau. Đó là một Sài Gòn lam lũ, vất vả của những chiếc xe đẩy, những gánh hàng rong, bôn ba kiếm sống của những những người xa quê, tìm kế sinh nhai nơi vùng đất xa lạ mà thân thiện này. Đó là một Sài Gòn của rất nhiều cái “miễn phí” kiểu “tình cho không biếu

Xuân Đinh Dậu 2017 - Trào lưu tầm sách cũ của người Sài Gòn

Hình ảnh
Trào lưu sưu tầm sách cũ của người Sài Gòn Món ăn tinh thần như một giá trị thiêng liêng Sưu tầm sách cũ, không chỉ là “thú vui” của người già, người trung niên, nhà sưu tập lành nghề, mà đối với nhiều bạn trẻ, kể cả các bạn sinh viên, đó còn là một niềm đam mê thực sự. Đây là một nét văn hóa độc đáo của người Sài Gòn. Xuân Nghi Qua năm tháng, sách cũ dù có hao mòn, vẫn có sức thu hút kỳ lạ biết bao con người và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người Sài Gòn trông vội vã, bon chen thế mà hàng ngày hàng giờ vẫn có không ít người lặng lẽ đi tìm một góc riêng khác cho mình: Tìm đến các khu chợ, cửa hàng sách cũ, những điểm bán sách bệt bên vệ đường, lật lật, mở mở, cố tìm được cho mình một vài quyển ưng ý… Tầm sách bất cứ nơi nào có sách Không kể mùa mưa hay mùa khô, người Sài Gòn đã mê sách là có thể đến nhà sách bất cứ lúc nào. Còn với người tầm sách cũ, đó không chỉ là “sưu tập” kiến thức mà còn là một món ăn tinh thần vô giá: Gìn giữ những tin