Viết về người phụ nữ giàu lòng nhân ái Võ Thị Lấn
Lặng
lẽ tri ân cuộc đời
Nữ doanh nhân giàu lòng
nhân ái Võ Thị Lấn – Trà Tâm Lan
Vốn là một nông dân “chính
hiệu”, lam lũ với đủ thứ nghề cơ cực, từ “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”,
đến đôn đáo khắp nơi những mong kiếm từng đồng xu cắc bạc mưu sinh cho chồng
con, có lẽ ít ai nghĩ rằng, ở cái tuổi người ta vui vầy với các cháu thì bà mới
bắt đầu “gầy dựng cơ đồ”. Đó cung là ngày bà bước ra với mọi người nhiều hơn.
Tuế Nguyệt
Cô Năm là người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu, ăn nói từ tốn, nhỏ
nhẹ, đặc chất Nam bộ, vẻ đẹp đôn hậu toát lên sau ánh mắt sáng ngời cùng nụ
cười tươi đầy ý nhị. Mặc dù khá nổi tiếng với thương hiệu Trà Tâm Lan do chính
cô đã “mang nặng đẻ đau” nó, ở vùng đất “Tây Ninh nắng cháy da người” với những
ngọn gió Lào khắc nghiệt này, cô còn được biết đến như một người mẹ từ nhân đã
cưu mang không ít những mảnh đời đầy cơ cực, thiếu may mắn.
Giúp người để tri ân cuộc
đời
Lẽ thường, các doanh nghiệp đi làm việc từ thiện, tham gia các công
tác xã hội, ngoài lý do cùng đóng góp chia sẻ với cộng đồng còn là cách để làm
thương hiệu. Tôi cũng không nghĩ khác hơn khi từng trải nghiệm như vậy. Tôi
cũng không mấy bận tâm khi lại “phát hiện” đâu đó có một doanh nghiệp, hay một
cá nhân nào làm từ thiện.
Trong một lần tình cờ tôi được gặp những con người đã từng được một
phụ nữ vùng quê cưu mang, rồi bắt gặp nụ cười phúc hậu của người phụ nữ đôn hậu
kia, tôi bắt đầu nhận ra một điều: cũng có những người không giống với nhiều
người. Và cô Năm – tên thân mật của bà Võ Thị Lấn – Giám đốc Công ty TNHH MTV
Trà Tâm Lan, là một trong số những người ấy, đã âm thầm làm công việc “nhiễu
điều phủ lấy giá gương” mà không mảy may trông chờ được người khác để ý đến.
Với bà, “làm từ thiện để tri ân cuộc đời!”.
(Bà Võ Thị Lấn tặng quà Tết Quý Tỵ 2013 cho người nghèo ở Giồng Trôm, Bến Tre)
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, đông anh chị em,
đến khi lập gia đình, vợ chồng bà cũng “nối gót mẹ cha” sinh ra đến những 10 đứa
con. Rồi người cha đáng kính của những đứa con thân yêu của bà đã ra đi sớm khi
đứa út mới lên mười, gánh trên vai càng trĩu nặng hơn khi sắc xuân của thiếu
phụ đang ở tuổi đẹp nhất đời người, phút chốc đã trở nên “tấm thân gầy” đơn côi
nuôi đàn con chục đứa còn thơ dại. Vậy mà tất cả chúng đều đã đã thành đạt, đều
đã thành gia thất. Hơn ai hết, bà đã thấm thía và thấu hiểu thế nào là cái
nghèo đã đeo bám suốt cuộc đời mình. Bà hiểu và dễ cảm thông với những kẻ như
bà từng trước đây. Bà làm công việc làm vơi đi nỗi khổ của nhiều người một cách
tự nhiên, như một công việc thường ngày.
Có lần có người đã “bật cười” khi nghe bà nói “mình mở doanh nghiệp
để có tiền làm từ thiện”. Không “bật cười” sao được khi nghe qua đã thấy khó
lọt tai! Mở doanh nghiệp là để làm kinh doanh, để có lợi nhuận; ai lại để làm
từ thiện? Chị Phương Thùy, con gái bà, hiện là Trưởng phòng Kinh doanh, trong
một lần gặp gỡ đã chia sẻ như vậy. Chị bảo: “Nói với mẹ hoài mà mẹ không chịu
nghe. Ai đời ở chừng tuổi này (66 tuổi – NV) người ta đã “vui thú điền viên”
với cháu nội cháu ngoại, mẹ lại chỉ muốn đi làm kinh doanh nhưng lại không vì
để làm giàu mà là để có tiền làm từ thiện!”. Gần đây, khi các con của bà về
công ty để cùng giúp bà quản lý và điều hành, bà càng dành tất cả thời gian còn
lại để đến với những ai đang cần mình. Sự đồng cảm với những người còn thiếu
may mắn trong cuộc sống đã thôi thúc bà cố gắng làm một việc gì đó ngõ hầu làm
vơi đi nỗi bất hạnh, cho họ có cơ hội vươn lên trong cuộc sống, thoát cảnh
nghèo hèn và bệnh tật.
Mẹ già của những đứa con
thiếu may mắn
Từ 8 – 9 năm nay, ai đi ngang qua nhà cô Năm cung nghĩ cô có con đàn
cháu đống sum vầy vui quá, mà “nuôi bầy cháu mấy chục đứa suốt ngày suốt tháng
như vậy, cơm nước nào chịu cho thấu?”. Vì lẽ thường tình, mọi người đều nghĩ đó
là nhưng cháu nội ngoại đến chơi, chỉ khác một điều là bọn trẻ ở nhà cô suốt.
(Nguyên PCT nước Trương Mỹ Hoa tham gia đoàn từ
thiện Trà Tâm Lan chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo tỉnh Bến Tre)
Thì ra, đó là nhưng đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn được cô Năm mang
về nuôi. Hơn 20 trẻ như vậy, lớn có nhỏ có, lớn nhất đã 14, 15, nhỏ thì vài
tháng tuổi, cô Năm “góp nhặt” từ các huyện trong tỉnh, thấy ai khó khăn, không
có công ăn chuyện làm là cô mang về nuôi, nuôi như con như cháu của mình mà
không hề có sự phân biệt đối xử. Cô lập một nhà mở ngay trong khô viên công ty,
gần nhà mình để nuôi nấng các bé. Có 3 đứa trẻ sống với cha (do cha mẹ ly hôn),
vì nghèo và vì người cha lâm trọng bệnh không nuôi nổi phải gửi con mình cho
người khác cưu mang giúp, người ta cũng không vượt hơn cái nghèo nên bọn trẻ
mỗi ngày cơm không đủ nó áo không đủ mặc, còn phải lặn lội kiếm trái chuối, củ
khoai ngoài ruộng, ngoài vườn để “ăn độn” qua cái đói. Trong một lần vào rừng
tìm dược thảo, cô Năm tình cờ “phát hiện” những hoàn cảnh ấy, “sao mà giống
mình ngày xưa quá!”, thoáng nghĩ suy rồi không chút tư lự, cô quyết định nhận
về chăm sóc. Cô tâm sự: “Đem bọn trẻ về cưu mang, tôi chỉ mong mỏi một điều: Ơn
trên phù hộ để mình có thể nuôi tụi nó ăn học đàng hoàng. Đứa nào học nổi tới
đâu, ráng lo tới đó. Nay, có đứa vô đại học rồi, có đứa còn ăn cơm đút. Đứa nào
không học nổi lên đại học thì mình nhận về làm công nhân luôn. Còn phải dựng vợ
gả chồng cho tụi nó nữa”.
Chị Huỳnh Thị Liên ở xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa (Long An), bị khối
u cột sống, nhà nghèo không có tiền chữa trị, lại phải vất vả làm lụng nuôi 2
con nhỏ cùng với người chồng làm thuê tự do, ai thuê gì làm nấy. Cảm thông với
hoàn cảnh khó khăn, cô Năm giúp cho chị tiền mổ khối u rồi xây cho 2 vợ chồng
chị một căn nhà tình thương trong đất của công ty. Chị được nhận vào làm công
nhân phơi trà và đóng gói; anh Tùng, chồng chị được nhận vào làm bảo vệ. Bé Võ
Thị Huỳnh Quyên, con gái anh Tùng và chị Liên được bà nuôi nấng, cho ăn
học, đã vào lớp 6. Chị khoe: “Cô Năm lo ăn ở hết, làm được bao nhiều tiền là để
dành, giờ cũng có dư chút đỉnh rồi”.
Cháu Phạm Thị Bé Quyên, ở ấp Khởi Trung, xã Cầu Khởi, huyện Dương
Minh Châu (Tây Ninh), kiếm sống bằng việc phụ giúp tạp hóa cho người dì. Khi
buôn bán tạp hóa ế ẩm, dì thu gọn tiệm lại, cháu cung được cho nghỉ việc. Đang
thất nghiệp định theo mấy đứa bạn bán vé số dạo thì Cô Năm nhận về cho làm tiếp
thị. Khi đến tuổi cặp kê, Bé Quyên yêu người đồng nghiệp. Cô Năm đứng ra làm
đám cưới và xây cho đôi vợ chồng trẻ một mái ấm gần công ty. Đó là vài trong số
rất nhiều trường hợp mà cô Năm đã cưu mang tại ngôi nhà mở do cô sáng lập. Tất
cả họ đều chung sống hòa thuận như một đại gia đình mà cô là người mẹ giàu tình
thương nhưng rất mực nghiêm khắc nếu một trong số họ “vi phạm” nội quy “gia
đình”.
Trên danh nghĩa chủ doanh nghiệp, cô Năm đã tích cực tham gia các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa, trao tặng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, giúp
xây dựng nhà xe hoạc sinh cho các trường học trên địa bàn tỉnh, tặng bàn ghế,
tập vở… Đặc biệt, cô rất nhiệt tình ủng hộ Quỹ người cao tuổi, Hội nạn nhân
chất độc da cam, Quỹ vì người nghèo, chương trình Góp đá xây dựng Trường Sa,
chương trình Vì học sinh Trường Sa thân yêu, phối hợp hoạt động với Quỹ Học
bổng Vừ A Dính do nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa làm chủ tịch… với số
tiền hàng tỷ đồng. Điều đặc biệt gây ấn tượng là cô Năm làm nhưng việc ấy một
cách lặng lẽ, làm với tư cách cá nhân, không thông qua một tổ chức hay cá nhân
nào mà qua đó nhằm cơ hội khuếch trương thương hiệu hay đánh bóng tên tuổi của
mình. Nơi nào cô Năm nghe có người bệnh nặng, đã cất công chạy chữa nhiều nơi
mà không khỏi là cô lặn lội tìm tới, bất kể trong Nam hay ngoài Bắc, hay miền
Trung để hỏi thăm, tặng một ít tiền, vài hộp thực phẩm chức năng như tinh dầu
thông đỏ Tam Lan Pine Needle Oil, trà túi lọc Tâm Lan là nhưng sản phẩm do công
ty cô sản xuất, rồi lặng lẽ ra về.
Điều vui nhất mà cô Năm nhận được từ nhưng người được cô giúp đỡ, sẻ
chia đó là những cuộc điện thoại cám ơn, những bức thư tay đầy xúc động, sự
trân trọng, những tình cảm chân thành từ khắp nơi gửi về. Cô xem đó là hạnh
phúc lớn nhất và lẽ sống của cuộc đời cô.
(Thời báo Kinh tế Việt Nam, giai phẩm đặc biệt Xuân Quý Tỵ 2013)
Nhận xét
Đăng nhận xét